0

Rối loạn chức năng tình dục là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Các chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn chức năng tình dục là vấn đề khó nói, khi nhắc đến rối loạn tình dục, phần lớn ai cũng nghĩ về rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Có rất nhiều người phải trải qua các vấn đề về chức năng tình dục khác nhau và xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Theo các chuyên gia tâm lý, việc xác định chính xác nguyên nhân để có thể tiến hành điều trị hiệu quả, duy trì một đời sống tình dục khoa học, lành mạnh và an toàn.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

4. Các thể rối loạn chức năng tình dục

4.3. Thất bại trong đáp ứng tình dục

  • Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn chức năng tình dục phải được đáp ứng.

Thêm nữa, đối với nam giới:

  • Sự cường dương đủ để giao hợp không thể thực hiện được khi cố gắng giao hợp. Các chuyên gia tâm lý cho biết, sự rối loạn chức năng này biểu hiện dưới một trong những dạng sau đây:
  • Cương cứng hoàn toàn xảy ra trong các giai đoạn sớm của việc làm tình nhưng biến mất hoặc suy giảm khi cố gắng giao hợp (trước khi xuất tinh nếu có thể xảy ra).
  • Cương cứng có xảy ra nhưng chỉ những khi không định giao hợp.
  • Có cương cứng một phần nhưng không cương cứng hoàn toàn nên không đủ để giao hợp.
  • Sự cường dương hoàn toàn không xảy ra.

Ảnh 1: Thất bại trong đáp ứng tình dục là dấu hiệu của rối loạn chức năng tình dục

Đối với phụ nữ:

  • Có sự thất bại trong đáp ứng tình dục, biểu hiện bằng không có sự làm trơn âm đạo, cùng với sự cương phồng không thỏa đáng của các môi. Theo các chuyên gia tâm lý, sự rối loạn chức năng này biểu hiện bằng một trong những dạng sau:
  • Toàn bộ: không có sự trơn âm đạo trong tất cả các tình huống liên quan.
  • Sự làm trơn có thể xảy ra lúc ban đầu nhưng không thể kéo dài trong thời gian đủ lâu để cho phép dương vật đi vào một cách dễ chịu.
  • Theo tình huống: Sự làm trơn chỉ xảy ra trong một số tình huống (ví dụ: chỉ với người bạn tình này mà không đối với người bạn tình khác hoặc trong khi thủ dâm hoặc khi không có ý định giao hợp).

4.4. Rối loạn chức năng khoái dục

  • Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn chức năng tình dục phải được đáp ứng.
  • Có sự rối loạn chức năng khoái dục (không có hoặc rất chậm có cảm giác cực khoái) biểu hiện dưới một trong các dạng sau:
  • Không có cực khoái trong bất kỳ tình huống nào.
  • Rối loạn chức năng khoái dục hình thành sau một giai đoạn có đáp ứng tình dục tương đối bình thường.
  • Toàn bộ: Rối loạn chức năng khoái dục xảy ra trong tất cả các tình huống và với tất cả các bạn tình.
  • Tuỳ theo tình huống:

Đối với phụ nữ: cực khoái có xảy ra trong một số tình huống nhất định (ví dụ: khi thủ dâm hoặc với một số bạn tình).

Đối với nam giới: Các chuyên gia tâm lý cho biết, chỉ một trong số các hình thức sau đây có thể áp dụng:

  • Cực khoái chỉ xảy ra trong giấc ngủ, không bao giờ trong khi thức.
  • Cực khoái không bao giờ xảy ra khi có mặt của bạn tình.
  • Cực khoái xảy ra khi có mặt của bạn tình nhưng không xảy ra khi giao hợp.

4.5. Phóng tinh sớm

  • Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn chức năng tình dục phải được đáp ứng.

Ảnh 2: Người bệnh không có khả năng làm trì hoãn sự phóng tinh

  • Không có khả năng làm trì hoãn sự phóng tinh đủ lâu để thấy thích thú việc làm tình, biểu hiện bằng một trong hai tình huống sau:
  • Phóng tinh trước hoặc rất sớm sau khi bắt đầu giao hợp (nếu cần có giới hạn về thời gian thì phóng tinh trước hoặc trong vòng 15 giây từ khi bắt đầu giao hợp).
  • Phóng tinh xảy ra khi không có sự cường dương đủ để cho việc giao hợp có thể diễn ra.
  • Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn này không phải là hậu quả của việc lâu không có hoạt động tình dục.

4.6. Co thắt âm đạo không thực tổn

  • Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn chức năng tình dục phải được đáp ứng.
  • Có sự co thắt các cơ quanh âm đạo, đủ để cản trở sự xâm nhập của dương vật hoặc làm cho dương vật đi vào không được thoải mái. Các chuyên gia tâm lý cho biết, sự rối loạn này biểu hiện dưới một trong các dạng sau:
  • Chưa bao giờ có sự đáp ứng tình dục.
  • Sự co thắt âm đạo đã hình thành sau một giai đoạn có đáp ứng tình dục tương đối bình thường.
  • Khi không có sự xâm nhập âm đạo của dương vật, sự đáp ứng tình dục bình thường có thể xảy ra.
  • Bất kỳ cố gắng nào của việc quan hệ tình dục cũng dẫn tới sự sợ hãi lan tỏa và những cố gắng né tránh việc xâm nhập âm đạo (ví dụ: co thắt các cơ khép của đùi).

4.7. Đau khi giao hợp không thực tổn

  • Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn chức năng tình dục phải được đáp ứng.

Hơn nữa, đối với phụ nữ:

  • Đau khi có sự xâm nhập vào âm đạo, trong khi giao hợp hoặc chỉ khi dương vật ấn quá sâu.
  • Rối loạn này không do sự co thắt âm đạo hoặc không do âm đạo không được làm trơn, đau khi giao hợp có nguồn gốc thực tổn cần được phân loại theo nguyên nhân tiềm ẩn.

Ảnh 3: Đau hoặc không thoải mái trong khi đáp ứng tình dục là triệu chứng của đau khi giao hợp không thực tổn

Đối với nam:

  • Đau hoặc không thoải mái trong khi đáp ứng tình dục (thời gian đau và vị trí chính xác của cảm giác đau cần được ghi lại cẩn thận).

Sự không thoải mái không phải là hậu quả của các yếu tố cơ thể. Theo chuyên gia tâm lý, nếu các yếu tố cơ thể được tìm thấy, sự rối loạn chức năng này cần được phân loại ở nơi khác.

4.8. Xu hướng tình dục quá mức 

Thuật ngữ bao gồm: “Chứng cuồng dâm ở nữ”, “Chứng cuồng dâm ở nam”.

Theo các chuyên gia tâm lý, đây là một tình trạng tăng cảm giác tình dục quá nhạy, nghĩa là, tri giác nhạy với những cảm giác tình dục: sự dâm ô bất thường hoặc quá tham lam đối với sự thỏa mãn tình dục. Sự ham muốn tình dục tăng đạt đến mức, buộc bệnh nhân phải thỏa mãn ham muốn đó trong khả năng đầu tiên, mặc dầu có mâu thuẫn thô bạo với những yêu cầu về tập quán, có khi cả về pháp luật. 

Người tăng tình dục quá mức biểu lộ rõ nét về hành vi trong các mối quan hệ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, họ trở nên thân mật, tăng nhu cầu giao tiếp với người khác giới, thích trao đổi về đề tài tình dục, luôn hướng ra xã hội, thích làm dáng, quá đa tình, ve vãn hoặc quá ham thích diêm dúa, nước hoa, mỹ phẩm, muốn thực sự mồi chài người khác giới bằng cách phô ra sự duyên dáng của mình. Quan hệ tình dục trở nên sôi nổi, mạnh mẽ và thường nhật, chứng tỏ nhu cầu tình dục đã tăng cao, cực kỳ cấp thiết.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, rối loạn này thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, tuổi thanh niên. Thường gặp trong một số bệnh lý rối loạn cảm xúc: trầm cảm, hưng cảm, hỗn hợp.

5. Điều trị rối loạn chức năng tình dục

Các chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn chức năng tình dục là do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và cơ thể nên trong điều trị, trước tiên là phải xác định được nguyên nhân liên quan trực tiếp đến các rối loạn tình dục để sử dụng các liệu pháp thích hợp.

5.1. Liệu pháp hoá dược

Các thuốc chống trầm cảm (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc SSRI) được chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần dùng có tác dụng làm trì hoãn phóng tinh nên chỉ định trong những trường hợp phóng tinh sớm, hạn chế hành vi xung động tình dục, kể cả cuồng dâm.

5.2. Liệu pháp tâm lý

Nhằm giải quyết những trường hợp rối loạn chức năng tình dục liên quan đến các mối quan hệ cá nhân xung đột hoặc hạn chế về nhận thức tình dục. Trong những trường hợp như vậy, sự tiếp cận kết hợp liệu pháp tâm lý - hành vi cho kết quả tốt.

Liệu pháp hành vi nhằm giải quyết những trường hợp do đáp ứng có điều kiện, như co thắt âm đạo, sợ đau khi giao hợp hoặc xu hướng hoạt động tình dục quá mức, thủ dâm,...

Phương pháp tiếp cận hành vi trong các rối loạn chức năng tình dục kết hợp với liệu pháp tâm lý hỗ trợ để cải thiện mối quan hệ vợ chồng.

: Rối loạn chức năng tình dục là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound